网站首页 >焦点 > Người lính quân hàm xanh "gieo chữ" trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Người lính quân hàm xanh "gieo chữ" trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

88

Những việc làm ý nghĩa này đã góp phần "Nâng cao nhận thức,ườilínhquânhàmxanhquotgieochữquottrongvùngđồngbàodântộcthiểusố trách nhiệm về công tác xoá mù chữ, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác xoá mù chữ" mà mục tiêu của Tiểu dự án 1, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đặt ra. 

Nhằm giúp bà con nâng cao khả năng tiếp cận văn hóa, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng thu nhập, những người lính mang quân hàm xanh nơi biên giới Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu nhiều năm nay vẫn luôn nỗ lực cùng các cấp, ngành ở địa phương "gieo chữ" trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác xoá mù chữ, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác xoá mù chữ tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Xuống bản, đến từng hộ gia đình để vận động những người chưa biết chữ đến tham gia các lớp học xoá mù chữ. Đây là phần việc quen thuộc của những người thầy giáo mang quân hàm xanh ở Đồn Biên phòng Hua Bum, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Ban đầu, không ít người hay viện các lý do khác nhau, như bận làm nương rẫy, không có ai làm việc nhà... để từ chối tham gia. Tuy nhiên, với sự kiên trì trong tuyên truyền, vận động của các anh bộ đội, cùng các thầy cô giáo và chính quyền địa phương, bà con đã ý thức được tầm quan trọng của việc học chữ và tích cực tham gia các lớp xoá mù chữ ở địa phương.

Thiếu tá Bùi Văn Hoàn, cán bộ Tổ công tác Nậm Ban, Đồn Biên phòng Hua Bum, huyện Nậm Nhùn chia sẻ: “Có một số hộ dân, người chồng không cho vợ tham gia học. Lý do là họ nhận thức, chỉ cho vợ ở nhà để phục vụ gia đình. Nhưng qua quá trình tuyên truyền, vận động bà con tham gia học lớp xóa mù, đến thời điểm hiện tại bà con tham gia lớp học tương đối đầy đủ”.

Vận động bà con đến lớp đã khó, việc duy trì sĩ số cho lớp học còn khó khăn hơn. Do điều kiện kinh tế của nhiều hộ gia đình còn thiếu thốn, vì cuộc sống mưu sinh, bà con thường tranh thủ đi làm nương, đi rừng từ sáng sớm không về kịp, nên thường “quên” mất việc học chữ vào buổi tối.

Thầy giáo Lò Văn Long, Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu cho biết: “Ban đầu học viên ra lớp còn thưa thớt, chưa ra đầy đủ, tối chỉ có 2 - 3 học viên đến. Nhưng được sự hỗ trợ của các anh bộ đội biên phòng, đến nhà từng học viên để vận động, tuyên truyền, nên các học viên đã hiểu được việc học chữ, viết chữ, biết tính toán nó quan trọng như thế nào, nên bây giờ các học viên đã ra lớp đầy đủ”.

Đến hẹn lại lên, cứ 7 giờ tối mỗi ngày, tiếng ê a đánh vần từ lớp xóa mù chữ tại bản Nậm Ô, xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn lại vang vọng một góc rừng. 

Học viên Lý Me Năm cho biết, lớp của chị có 16 học viên, đều là nữ dân tộc Mảng, có tuổi đời từ 25 đến hơn 50. Đa số đều rất vui và hào hứng khi được các thầy, cô giáo dạy cho biết chữ: “Sự nhiệt tình của các thầy, cô giáo và các anh bộ đội biên phòng đã giúp cho chúng em học chữ. Trong thời gian đến lớp em sẽ cố gắng và phấn đấu để biết được nhiều chữ hơn. Sau này em biết chữ em sẽ làm để giúp gia đình có kinh tế ổn định hơn và dạy cho bà con để biết các chữ, số nhiều hơn”.

Gieo mầm con chữ là hành trình mà những người lính biên phòng Lai Châu đang nỗ lực đồng hành cùng chính quyền và ngành giáo dục địa phương. Để đồng bào các dân tộc ai cũng biết đọc, biết viết, lớp học này qua, lớp mới lại được mở, các anh lại tiếp tục in dấu chân trên mọi nẻo đường, với mong muốn thắp lên hy vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc nơi bản nghèo biên cương.

上一篇:给特
下一篇:《劲ഃ

相关阅读