练达老成网
练达老成网>综合

Đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng

综合mz2024-10-23 19:24:54A+A-

Thời điểm này,Đồngbàodântộcthiểusốthoátnghèonhờmạnhdạnchuyểnđổicơcấucâytrồ đến các xã vùng sâu, vùng xa Đạ Sar, Đa Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, không khó để gặp những vườn atiso tươi tốt trải dài trên triền dốc.

Chị Liêng Jrang K’Sáu, thôn 6, xã Đạ Sar trước đây vẫn quen trồng cà phê và các loại rau màu như đậu Nhật, súp lơ. Được sự hỗ trợ và khuyến khích của chính quyền địa phương, gia đình chị đã tham gia Tổ hợp tác sản xuất atiso và mạnh dạn chuyển hơn 3 sào đất sang trồng thử nghiệm. Ban đầu, gia đình có nhiều lo lắng nhưng được sự hỗ trợ hoàn toàn về nguồn giống chất lượng, phân bón và kỹ thuật canh tác, sau 4 tháng kể từ khi xuống giống, chị Liêng Jrang K’Sáu đã thu được hơn 10 triệu đồng. 

“Quy trình trồng sử dụng phân vi sinh, phân bò, không dùng phân cá vào cây atiso. Cây này cho thu lá, chế để uống trà và làm thuốc nên không dùng thuốc. Công ty ghi danh mục thuốc là phải tuân theo”, chị Liêng Jrang K’Sáu nói.

Thời gian qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã Đạ Sar, Đa Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã thoát nghèo nhờ trồng atiso. Bà con thực hiện chuyển đổi diện tích đất trồng cà phê già cỗi, dịch bệnh sang trồng atisô. Sau 4 tháng, cây atiso bắt đầu cho thu hoạch lá và được công ty bao tiêu thu mua toàn bộ. Việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã góp phần thực hiện tốt các mục tiêu đề ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, trong đó tập trung vào phát triển các dự án sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với từng vùng, miền; khai thác tiềm năng lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hộ dân, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đến nay, toàn huyện Lạc Dương phát triển 3 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ chủ yếu sản phẩm dược liệu atiso. Đó là chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ atiso tại 2 xã Đạ Sar, Đạ Nhim giữa Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng (Ladophar) với 10 hộ trồng 5 ha; Công ty TNHH Vĩnh Tiến với 40 hộ trồng 4 ha; Công ty TNHH Trà Ngọc Duy với 20 hộ trồng 2 ha.

Ông Sử Thanh Hoài, Bí thư Huyện ủy Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng cho biết, các mô hình trên địa bàn đều hướng bà con tham gia sản xuất, liên kết trực tiếp với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra: “Hiện nay, chúng tôi đánh giá khoảng 1.000 mét vuông trong 1 năm, trừ chi phí cho bà con vẫn còn thu được lợi nhuận từ 25-30 triệu đồng. Đây là loại cây rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, canh tác của bà con hiện nay , chúng tôi đang nhân rộng. Đó cũng là hướng đi mà huyện Lạc Dương đang thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân và người tiêu dùng”.

Ông Hoàng Sỹ Bích, Giám đốc Sở Nông nghiệp va Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết, giải pháp trọng tâm từ nay đến năm 2030 là tập trung gắn sản xuất với tiêu thụ cho sản phẩm atiso nói riêng và các loại cây dược liệu tiềm năng trên địa bàn nói chung. Tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành từ khâu trồng đến sản xuất, khai thác chế biến, sử dụng các sản phẩm dược liệu; hỗ trợ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, mã số vùng trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm dược liệu, đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc gia, quốc tế trên thị trường nội tiêu và xuất khẩu.

“Ngoài quảng bá, rồi quản lý, sử dụng thì công tác triển khai quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm được đặc biệt quan tâm. Thế nên chúng tôi có hẳn một kế hoạch của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn để triển khai cái việc quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm nông sản rong quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu”, ông Hoàng Sỹ Bách chia sẻ.

点击这里复制本文地址以上内容由练达老成网整理呈现,请务必在转载分享时注明本文地址!如对内容有疑问或者侵权,请邮箱:[email protected] 联系我们,谢谢!

练达老成网 © All Rights Reserved.  Copyright Your WebSite.Some Rights Reserved.
Powered by 练达老成网 Themes by