练达老成网欢迎您的到来
你好!请登录

Bảo vệ trẻ em khỏi bị bắt nạt, xâm hại trên môi trường mạng优质

151次浏览 | 2024-10-23 20:30:22 更新
来源 :练达老成网
最佳经验
本文由作者推荐

Tính đến tháng 2/2021,ảovệtrẻemkhỏibịbắtnạtxâmhạitrênmôitrườngmạ Việt Nam có 72 triệu tài khoản mạng xã hội và 68,72 triệu người dùng internet (chiếm 70,3% dân số). Do dịch bệnh Covid-19, ngày càng có nhiều người, bao gồm cả thanh, thiếu niên sử dụng internet để học tập, làm việc, giao tiếp, giải trí và tiếp cận các dịch vụ. Điều này làm gia tăng rủi ro trực tuyến đối với trẻ em và thanh thiếu niên bao gồm bắt nạt trên mạng, ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em. Vậy ai sẽ là người bảo vệ và giám sát trẻ khi sử dụng internet, nhất là trong những tháng nghỉ hè- thời điểm trẻ không tới trường, có nhiều thời gian để tham gia không gian mạng.

Rất thích tạo clip và đăng lên tiktok, dịp nghỉ hè, Nguyễn Anh Thư, học sinh lớp 7 một trường THCS ở quận Cầu Giấy dành khá nhiều thời gian lên mạng internet để xem và theo dõi những tài khoản mình ưa thích. Quá trình tham gia mạng xã hội, Anh Thư đã vô tình phải xem những clip, hình ảnh không phù hợp với lứa tuổi học trò.

“Con thấy có những thông tin không phù hợp với lứa tuổi của chúng con, cụ thể là xuất hiện những quảng cáo với nhiều người ăn mặc hở hang, nói những ngôn từ thô tục không phù hợp, làm ảnh hưởng đến tư duy và suy nghĩ của chúng con”, Anh Thư bày tỏ.

Qua lời kể của Anh Thư, có thể thấy đây là những hình ảnh, video clip quảng cáo với mức độ chưa quá gây shock cho lứa tuổi học trò xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok, youtube…

Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững và Tổ chức cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt Nam, ở các thành phố lớn, Việt Nam có đến gần 97% trẻ có sử dụng mạng internet cho nhiều mục đích khác nhau như học hành, giải trí, tìm kiếm thông tin và chơi game.

Cũng theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), trong đại dịch COVID-19, cuộc sống của hàng triệu trẻ em tạm thời bó hẹp trong gia đình và màn hình máy tính, ti vi. Trong thời gian này, học sinh học tập, giao lưu nhiều hơn trên mạng Internet, tiếp xúc với nhiều thông tin cả tốt lẫn xấu, giao lưu kết bạn trên thế giới ảo mà không lường hết những hệ lụy có thể xảy ra với bản thân.

Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển bền vững MSD cho rằng, chưa bao giờ xâm hại trẻ em dễ dàng như thế nhờ có sự hỗ trợ của môi trường mạng. Trong khi đó qua thống kê cho thấy chỉ hơn 10% trẻ em có kiến thức cơ bản về xâm hại tình dục qua mạng; gần 9% cha mẹ có kiến thức cơ bản về xâm hại tình dục qua mạng. Thay vì cấm đoán trẻ sử dụng internet, cha mẹ cần đồng hành cùng trẻ sử dụng internet càng sớm càng tốt. Đặc biệt, cần giảng dạy việc sử dụng internet an toàn tại trường học.

“Số liệu thống kê chúng tôi thực hiện nghiên cứu với 1.700 trẻ em ở 7 tỉnh, thành phố cho thấy, phần lớn trẻ em tự học cách dùng internet chứ không học từ nhà trường hay từ bố mẹ mà tự học trên mạng xã hội hoặc từ bạn bè. Nếu như có thì hầu hết các chương trình tại nhà trường thường dạy về khoa học máy tính hay công nghệ thông tin nhiều hơn là dạy về các kỹ năng an toàn trên mạng internet. Độ tuổi sử dụng mạng internet thì ngày càng lớn”, bà Linh nói.

Còn theo Đại tá Phan Mạnh Trường, Phó cục Trưởng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) hậu quả để lại của những vụ việc trẻ em tiếp xúc với thông tin xấu độc, bị bắt nạt, xâm hại trên môi trường mạng có thể nặng nề hơn nhiều so với việc bị xâm hại trong cuộc sống thực. Bởi khi những hình ảnh của nạn nhân bị đưa lên mạng thì đó sẽ là “vết tích” lưu lại suốt cuộc đời, không thể can thiệp, tháo gỡ hết. Số nạn nhân không chỉ dừng ở một người bị xâm hại đó làm tất cả những trẻ em xem được những hình ảnh đó cũng chịu hậu quả.

Từ thực tế đã từng tham quan một trung tâm ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm trên internet ở Australia, Đại tá Phan Mạnh Trường cho rằng, cần có mô hình những nhóm phản ứng nhanh để phát hiện liên tục, đối phó với những trang web xấu, độc tại Việt Nam.

“Chúng ta phải rà soát thường xuyên những website độc, xấu, có hình ảnh khiêu dâm thì phải chặn các dải IP đó, có thể xuất phát từ nước ngoài, có thể là ở Việt Nam để các em không có điều kiện tiếp cận các website đó nữa. Ngoài ra, phải cập nhật thường xuyên, bởi khi chúng cập nhật, đổi trang này sang trang khác, từ tên miền này sang tên miền khác, từ dải IP này sang dải IP khác. Khi cập nhật liên tục thì sẽ phản ứng nhanh”, Đại tá Phan Mạnh Trường cho hay.

“Thêm giải pháp nữa là lọc qua trí tuệ nhân tạo. Cứ có nội dung hoặc hình ảnh của trẻ em, trí tuệ nhân tạo sẽ nhận diện được đây là hình ảnh của trẻ em, được phát tán từ đâu, từ dải IP nào. Chúng ta vừa phòng ngừa nhưng cũng là để giải quyết với các cơ quan chức năng của Nhà nước để tìm ra tội phạm”, Đại tá Phan Mạnh Trường cho biết thêm.

Thực tế cho thấy, hiện nay, công tác truyền thông và nhận thức về an toàn của trẻ em trên môi trường mạng đang có nhiều khoảng trống lớn chưa được lấp đầy. Vì vậy, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho rằng: Truyền thông phải đóng vai trò tiên phong trong việc nâng cao nhận thức, kèm theo đó là trách nhiệm của các bên liên quan trong bảo vệ trẻ em. Báo chí và truyền thông cũng cần giúp cho xã hội, các bậc phụ huynh nhận thức tốt và cập nhật các kiến thức kỹ năng chăm sóc, bảo vệ trẻ em bởi phụ huynh chính là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất để bảo vệ trẻ em. Các bậc cha mẹ cần hướng dẫn con một cách tỉ mỉ về việc sử dụng mạng xã hội sao cho đúng cách, hợp lý và mang lại lợi ích cho việc học của trẻ. Khi trẻ ở tuổi vị thành niên thì cha mẹ phải giám sát chứ không chỉ hướng dẫn đơn thuần, thậm chí phải khóa các kênh có nội dung truyền bá độc hại, luôn làm bạn, lắng nghe, để hiểu, nắm bắt những sự việc diễn ra xung quanh trẻ, từ đó định hướng kịp thời.

“Bảo vệ và phòng chống xâm hại trẻ em đã có trong đời thực rồi. Tuy nhiên, trên môi trường mạng thì làm thế nào để từ hành vi, từ tổn hại trên môi trường mạng chuyển sang kết nối, hỗ trợ bằng các dịch vụ làm sao có thể giảm nhẹ những tổn hại đối với trẻ em, đặc biệt là tổn hại về mặt sức khỏe tâm thần, tâm lý, đó là điều rất quan trọng. Cục Trẻ em đang triển khai quy trình kết nối, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, kết nối các dịch vụ, điều kiện chăm sóc trẻ em một cách đầy đủ và toàn diện để giảm tổn hại cho trẻ em”, ông Đặng Hoa Nam nói.

Để triển khai hiệu quả các hoạt động bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng không chỉ là vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, mà cần sự chung tay, phối kết hợp của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Mỗi cá nhân, đơn vị phải đóng góp vào việc nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ con em mình khi tham gia môi trường mạng. Và trên tất cả, gia đình, nhà trường và người chăm sóc trẻ... phải là những “bức tường lửa” để giúp các em đứng vững trước những cám dỗ của thế giới mạng. Bởi nhu cầu tìm hiểu, khám phá của con trẻ trên môi trường mạng là tất yếu và chính các em cũng mong muốn được tham gia môi trường mạng internet lành mạnh và an toàn./.

声明:本篇经验系练达老成网「http://masdaily.cn/html/233f399601.html」原创,转载请注明出处。

收到593个赞
悲鸣之逝!《无冬online》亡灵女王的统治
3D正统D&D西方魔幻网游《无冬online》将于6月9日正式开启不删档限号测试,我们已经开始发放本次不删档限号测试的激活码。诸位热爱无冬的玩家届时可再度与自己的伙伴们一起相约费伦大陆,在这片
《龙之谷》今日更新卡伊伦巢穴 超强福利祭开启
海草海草,随波飘摇。海草海草,浪花里舞蹈!这首最近火遍大江南北的歌曲,你是不是感jio分外熟悉?趣味冒险,放肆开浪,《龙之谷》今日更新超级福利版本!海洋风情百分百的卡伊伦巢穴,开启趣味冒险。春光四射的
CSOL萌系碰撞FPS?冒险岛2主题包勇闯缔造者
《反恐精英Online》缔造者模式一直是广大CSOLer们发挥想象力和创造力,体现聪明才智的地方。什么?玩多了惊悚恐怖的竞技、生化、大逃杀原创地图,想偶尔换个口味?没问题,3月14日新版本将满足你的愿
腾讯联手警方重拳出击 《绝地求生》外挂首案告破
12月13日,腾讯公司联手无锡江阴警方破获一起利用《绝地求生》游戏外挂非法谋利的重大案件,3名核心涉案犯罪嫌疑人全部落网,并对犯罪事实供认不讳。这是腾讯宣布获得《绝地求生》国服独家代理权以来,破获的首
要么瘦要么死《武林外传》节后减肥必备攻略
春节期间,亲朋好友汇聚一堂,美味佳肴应有尽有,在幸福感爆棚的时刻,想留住好身材就不是那么容易的事啦。为了节后身材一样能够美美哒,快来《武林外传》转一转,做做活动吧!同时还能收获丰厚壕礼哦!【超多给力活
关于我们 | 版权声明 | 免责声明 | 联系我们 | Sitemap
免责声明:练达老成网所有文字、图片、视频、音频等资料均来自互联网,不代表本站赞同其观点,内容仅代表作者本人意见,若因此产生任何纠纷作者本人负责,本站亦不为其版权负责! 如有问题,请联系我们
CopyRight©1999-2017 http://masdaily.cn/ All Right Reserved